Nắm rõ một số lỗi cơ bản khi thiết kế và lắp đặt thiết bị vệ sinh để tránh

Các thiết bị vệ sinh trong phòng tắm có thể đơn giản khi lựa chọn nhưng chắc chắn khi lắp đặt, bày trí và thiết kế phòng tắm cũng như các thiết bị vệ sinh này thì không hề đơn giản. Rất nhiều gia đình còn ít kinh nghiệm, không tìm hiểu ký khi làm phòng tắm nên thường mắc phải một số lỗi cơ bản. Nếu bạn đang có dự đinh làm phòng vệ sinh mới hãy tham khảo một số lỗi sau đây để tránh không mắc phải nhé.

1. Không đáp ứng nhu cầu của nhiều người cũng một lúc

Nếu phải dùng chung phòng tắm với các thành viên khác trong nhà, bạn phải tính tới giải pháp để 2 người có thể sử dụng các thiet bi ve sinh cùng lúc. Nếu phòng tắm rộng, bạn nên làm hai bồn rửa để có thể cùng đánh răng, rửa mặt vào buổi sáng vội vã. Nếu phòng tắm nhỏ, bạn nên tính tới giải pháp phân chia khu khô và khu ướt để trong khi vợ tắm thì chồng có thể vệ sinh cá nhân.

2. Vị trí của vòi và chậu rửa không phù hợp 

Vòi và chậu không hợp lý khiến người sử dụng không thoải mái
Vòi và chậu không hợp lý khiến người sử dụng không thoải mái

Không chỉ quan tâm tới vẻ thẩm mỹ, giá tiền, bạn còn cần phải đảm bảo khoảng cách giữa các thiết bị vệ sinh hợp lý để việc sử dụng được thoải mái. Đối với chậu rửa ban nên chú ý độ cao của chậu rửa so với mặt đất, khoảng cách từ điểm xa nhất của chậu với gương... Khi mở vòi, tay không bị vướng víu khi rửa, nước không bắn ra ngoài.

3. Thiết kế phòng tắm thiếu thông gió và ánh sáng tự nhiên

Phòng tắm thiếu thông gió và ánh sáng tự hiên sẽ tạo cảm giác chật hẹp và bức bối
Phòng tắm thiếu thông gió và ánh sáng tự hiên sẽ tạo cảm giác chật hẹp và bức bối

Phòng tắm hoặc nhà vệ sinh thiếu thông gió và ánh sáng có thể khiến cho không khí ẩm ướt, là môi trường thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn phát triển. Nếu không có thông gió sẽ khiến những mùi hôi, mùi nấm mốc không thể thoát ra ngoài và ảnh hưởng đến những người xung quanh, thiếu ánh sáng sẽ khiến phòng tắm lúc nào cũng trong tình trạng ẩm ướt và u ám. Nếu có nhiều ánh sáng, căn phòng sẽ trở nên rộng và thoáng hơn. Phòng tắm có ô cửa sổ mở ra bên ngoài sẽ không bị mùi và khô ráo. Nếu không thể mở rộng cửa, bạn có thể sử dụng máy hút mùi để đảm bảo vệ sinh cho phòng tắm hoặc nhà vệ sinh.

>> Tham khảo: Cách xua tan mùi hôi từ nhà vệ sinh

4. Vị trí các đồ dùng cũng như các thiết bị vệ sinh lộn xộn

Các vật dụng và thiết bị lộn xộn khiến phòng tắm bừa bộn và không được sạch sẽ
Các vật dụng và thiết bị lộn xộn khiến phòng tắm bừa bộn và không được sạch sẽ

Bạn cần để đồ dùng ở nơi tiện lợi nhất như dầu gội, sữa tắm cần đặt ở gần vòi hoa sen. Khăn mặt và giấy vệ sinh dự trữ nên để ở trong tủ để đảm bảo khô ráo, không bị mùi. Các thiết bị vệ sinh cũng cần được sắp xếp hợp lý sao cho phù hợp với không gian và hợp phong thủy, không nên để các thiết bị vệ sinh tập trung về 1 phía mà phải phân bổ đều các vị trí trong phòng tắm.

5. Lắp bồn tắm nhưng lại ít sử dụng

Nếu không cần thiết hãy tắm vòi hoa sen thay vì lắp bồn tắm
Nếu không cần thiết hãy tắm vòi hoa sen thay vì lắp bồn tắm

Trong số các thiet bi ve sinh thì bồn tắm là thiết bị có thể nói là chưa được phổ biến lắm tại thị trường Việt Nam, vì vậy nếu không cần thiết hoặc không thường xuyên sử dụng đến bồn tắm thì bạn không nên lắp bồn tắm. Không chỉ tốn kém chi phí ban đầu, bồn tắm còn cần lượng nước tiêu thụ lớn hơn kèm theo chi phí tiền điện (nước nóng)... Phí bảo hành và sửa chữa khi phòng tắm có vấn đề cũng sẽ cao hơn. Bởi vậy, nếu không thực sự cần thiết, bạn hãy lắp đặt vòi hoa sen, giúp tiết kiệm diện tích và nhà tắm cũng rộng rãi hơn.

Trên đây là một số lỗi cơ bản mà người tiêu dùng thường gặp phải trong khi làm phòng tắm và sắp xếp cũng như sử dụng các thiết bị vệ sinh Việc làm phòng tắm phù hợp, bày trí các thiết bị vệ sinh hợp lý không chỉ đem lại sự thoải mái, tiện lợi cho bạn khi sử dụng mà nó còn thể hiện nét thẩm mỹ cho phòng tắm cũng như "gu" thẩm mỹ của gia chủ. Vì vậy, bạn hãy xem xét thật kỹ trước khi làm phòng tắm cũng như việc sắp xếp và sử dụng các thiết bị vệ sinh sao cho hợp lý nhất nhé.

>> Có thể bạn quan tâm: Xu hướng phối màu khi thiết kế phòng tắm HOT năm 2016
SHARE

Kết nối

  • Image
  • Image
  • Image
  • Image
  • Image
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét